VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM HÀM MẶT – KHÂU VẾT THƯƠNG THẨM MỸ KHÔI PHỤC VẺ ĐẸP TỰ NHIÊN

Vết thương phần mềm hàm mặt là tai nạn cấp cứu rất phổ biến, đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu như xử lý vết thương không tốt có thể để lại sẹo xấu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý trẻ nhỏ

Định nghĩa
Là tổn thương rách da: thượng bì, trung bì, hạ bì, có thể tổn thương các phần mềm khác như cơ, sụn niêm mạc tại các vùng của khuôn mặt, thường gặp nhất là các vết thương tại vùng cằm, trán, cung mày, mi mắt, tai, mũi, …

Đây là các vùng da mỏng, sát xương do đó thương hay tổn thương sâu các lớp da, dưới da, cũng như là vùng cấp máu phong phú do đó vết thương thường hay chảy máu nhiều

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp trong vết thương phần mềm hàm mặt ở trẻ là các tai nạn sinh hoạt ngã đập mặt xương nền cứng, 1 số trường hợp do tai nạn giao thông

Cần làm gì khi trẻ bị thương vùng hàm mặt

Bình tĩnh, trấn an trẻ

Đánh giá tình trạng trẻ, tình trạng chảy máu vết mổ

Sơ cứu, băng bó vết thương

Đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị

Chú ý không tự ý lấy dị vật ra khỏi vết thương

Chẩn đoán

Cần đánh giá tình trạng toàn thân loại trừ các tổn thương phối hợp nặng

Đánh giá mức độ tổn thương của vết thương:

  • Vị trí, số lượng, chiều dài, độ sâu, hướng của vết thương ể đánh giá tổn thương cấu trúc bên dưới và cấu trúc quan trọng lân cận
  • Đánh giá chức năng thần kinh, cơ: cảm giác, vận động vùng liên quan, các tổn thương mạch máu
  • Mức độ dập nát, bẩn của mép vết thương, tình trạng nhiễm trùng, tổn thương đụng dập phần mềm xung quanh
  • Cần loại trừ các tổn thương khác như chấn thương sọ não, gãy xương hàm mặt, tổn thương các xoang thông qua khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng

Điều trị

Không phẫu thuật

Với các trường hợp vết thương nhỏ, trợt thượng bì, đáy nông có thể thay băng, chăm sóc vết thương tự liền hoặc sử dụng miếng dán vết thương giúp tăng quá trình liền thương.

Tuy nhiên cần đánh giá, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tránh bỏ sót các tổn thương nặng hoặc để lại sẹo kém thẩm mỹ

Phẫu thuật

 Đối với các vết thương hết lớp trung bì, tổn thương lớp cơ, sụn, niêm mạc, các vết thương mép dập nát, bẩn, các vết chợt thượng bì lớp, việc phẫu thuật khâu vết thương giúp đánh giá chính xác tổn thương, làm sạch vết thương, khâu phục hồi các cấu trúc giải phẫu bị tổn thương

Nguyên tắc khâu vết thương thẩm mỹ:

Làm sạch, lấy bỏ toàn bộ dị vật trong vết thương

Cắt lọc mép dập nát, chuyển đường khâu về các nếp nhăn da hoặc đường giãn da tự nhiên nếu có thể

Khâu chính xác các lớp mổ theo đúng lớp giải phẫu: Với lớp niêm mạc, cơ, dưới da sử dụng chỉ tiêu kích thước phù hợp với mục đích khâu đúng lớp, hạn chế tối da lực căng tại mép vết thương. Với lớp da dử dụng chỉ không tiêu kích thước nhỏ: Hạn chế tối đa đường sẹo chân chỉ

Đảm bảo mép vết thương khép kín và số lượng mũi khâu nhỏ nhất, lực khâu không quá chặt.

Khâu vết thương thẩm mỹ sẽ giúp trẻ: ít sẹo hơn, tránh sử dụng các loại chỉ không phù hợp gây sẹo chân chỉ hay sẹo chân rết, liền vết thương nhanh hơn, bảo tồn chức năng và tâm lý cho trẻ.

Sau phẫu thuật: Sử dụng kháng sinh, tiêm phòng uốn ván nếu cần

Thay băng, giữ ẩm vết mổ, chườm mát nếu cần

Cắt chỉ sau 5-7 ngày

Bôi kem trị sẹo và miếng dán chống sẹo

Tại bệnh viện Nhi Hà Nội, chúng tôi đã triển khai dịch vụ khâu thẩm mỹ với tất cả bệnh nhi có vết thương vùng hàm mặt. Bệnh nhân và gia đình được chăm sóc toàn diện từ phẫu thuật đến quá trình hậu phẫu: giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị và quá trình chăm sóc sẹo đảm bảo thẩm mỹ cao nhất.

Kết hợp với khoa Gây mê hồi sức, chúng tôi thực hiện khâu vết thương với gây tê tại chỗ và gây mê đảm bảo trẻ có trải nghiệm tốt nhất khi xử lý vết thương tại bệnh viện

Một vài trường hợp bệnh nhân vết thương phần mềm đã xử lý khâu thẩm mỹ tại bệnh viện Nhi Hà Nội:

Vết thương cằm

Vết thương cung mày

Vết thương mi mắt

Vết thương thái dương

Vết thương môi

Vết thương tai

Liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn: Thạc sĩ, Bs Đỗ Hùng Anh chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình ĐT 0374846394 - Khoa Ngoại Tổng Hợp bệnh viện Nhi Hà Nội- Hotline: 0358956114

Thạc sĩ, Bs Đỗ Hùng Anh
Khoa Ngoại Tổng Hợp bệnh viện Nhi Hà Nội